rocket
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nhthi2cv/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114wordpress-seo
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nhthi2cv/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114Nội dung chính
Dự đoán giá vàng cuối năm 2022 như thế nào?Vàng, cho đến hiện tại, vẫn được xem là 1 loại tài sản tích trữ hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, giá vàng cũng phản ứng rất mạnh trước các quyết định thay đổi lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.
Vàng từng tạo ra một cơn sốt trong năm 2019 và 2020. Giới đầu tư lúc đó đã kỳ vọng giá vàng sẽ tăng và giữ được xu hướng này lâu dài, tương tự như cơn sốt từ hồi năm 2000 và đạt đỉnh điểm vào năm 2011. Vàng thực sự đã chạm được ngưỡng kỷ lục hơn 2000$ mỗi ounce vào tháng 8 năm 2020, nhưng nhanh chóng mất đi sức bật và lu mờ dần trong tâm trí giới đầu tư, mặc cho các kỳ vọng tích cực của thị trường. Nhưng giá vàng nhìn chung vẫn đang khá cao, do đó vẫn có các ảnh hưởng nhất định đến giới đầu tư trong cả dài hạn và ngắn hạn.
Năm 2022 có thể sẽ đem đến điều bất ngờ cho nhiều thị trường. Khi mà kinh tế toàn cầu vẫn đang vất vả trước chủng dịch mới, niềm tin về việc dịch Covid sắp bị đánh bại hoàn toàn là thứ thường xuyên được nhắc đến nhất. Việc can thiệp quyết liệt của các chính phủ và các ngân hàng trung ương đã đưa đến một làn sóng lạm phát chóng mặt trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh lạm phát tràn lan như vậy, giá vàng đáng lẽ phải được đẩy lên cao. Nhưng khi lạm phát tăng thì cũng đồng nghĩa với lãi suất ngân hàng cũng sớm được điều chỉnh lên, điều này trên lý thuyết sẽ tạo ra rào cản cho giá vàng.
Giá vàng đã có một chuỗi tăng giá mạnh vào 2 năm cuối thập kỷ trước. Từ đầu năm 2020, thì giá vàng đã trở ngược đầu, mặc dù nếu xem xét lịch sử biến động giá vàng, mức giảm năm 2020 nhìn chung không quá nghiêm trọng và không vượt ra ngoài biên độ giao động.
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này.
Mối quan hệ cung cầu là một trong các yếu tố then chốt để xác định giá cả một nguyên vật liệu nào đó. Nếu nguyên vật liệu đó được bày bán rộng rãi trên thị trường, thì giá vật liệu này sẽ tương đối rẻ. Nhưng nếu việc khai thác hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu sẽ khiến giá vật liệu này bị đẩy lên cao. Giá Vàng cũng như vậy, mặc dù có nhiều yếu tố khác tác động lên thị trường, thì điều quan trọng nhất là trữ lượng vàng có thể khai thác được là rất nhỏ.
Nguồn cung vàng đến từ 2 luồng chính: Đầu tiên là khai thác, thứ hai là tái chế. Do thứ kim loại này có giá trị cao, hoạt động thu hồi các thiết bị có chứa vàng để tái chế gần như luôn đem lại lợi nhuận, đặc biệt là khi chi phí tái chế luôn thấp hơn chi phí khai thác cho cùng 1 lượng sản phẩm đầu ra.
Khi đề cập đến các luồng tiêu thụ vàng, có 4 nhánh chính: Dùng cho ngành trang sức, dùng trong công nghiệp, dùng như tài sản đầu tư và cuối cùng là được các ngân hàng trung ương cất giữ. Công nghiệp trang sức hiện đang là nhánh tiêu thụ vàng nhiều nhất với hơn 50% tỷ trọng (mặc dù đã giảm dần trong nhiều thập kỷ gần đây). Lĩnh vực công nghiệp (nha khoa, chip điện tử v.v.) thường không vượt quá 10%. Thị trường đầu tư chiếm một phần tư tổng nhu cầu, đây là mảng có mức độ thay đổi rộng nhất, do đó thường xuyên tạo ra các đợt biến động giá vàng lên toàn thị trường. Tình hình cũng tương tự với các ngân hàng trung ương, mặc dù mức độ biến động thấp hơn nhiều so với lĩnh vực đầu tư. Thông thường, các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính khác chiếm 10-15% tổng nhu cầu vàng toàn cầu.
Cơ cấu tiêu thụ Vàng trong năm 2021.
Việc mảng đồ trang sức gần như biến mất trong thời kỳ đại dịch đã gây ra các ảnh hưởng tiêu cực lên giá Vàng, nhưng cuối cùng lại được cứu vớt khi mảng đầu tư và ngân hàng trung ương đã kéo được giá Vàng vào một chu kỳ tăng trưởng dài. Mảng đồ trang sức có xu hướng thời vụ rõ rệt, khi mà Vàng được mua bán rộng nhất vào các dịp lễ, tết tại các nước như Ấn Độ và Trung Quốc (2 quốc gia tiêu thụ Vàng mạnh nhất). Nhu cầu đầu tư thì bắt đầu khởi sắc từ đầu 2010 và đặc biệt giữa dịch Covid-19, nhưng khối lượng giao dịch của mảng này đã suy giảm phần nào kể từ cuối năm 2020.
Như trong biểu đồ mối tương quan giữa nhu cầu đầu tư của các ngân hàng trung ương với giá Vàng dưới đây, độ tương đồng khá cao trong 10 năm qua. Nhưng đến năm 2021, tỷ trọng của mảng đầu tư và các ngân hàng trung ương đã giảm mạnh, cho thấy sự suy yếu tiềm tàng của Vàng. Nhưng cuối cùng giá vàng vẫn duy trì được ở mức cao khi mảng trang sức có cú hồi phục ngoạn mục, kèm với các bất ổn kinh tế toàn cầu nói chung.
Biểu đồ giá Vàng và tổng tỷ trọng nhu cầu tiêu thụ vàng thuộc mảng đầu tư cùng với ngân hàng trung ương.
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này.
Vàng là một tài sản đặc biệt khi mà việc cung dư thừa không khiến cho giá giảm nếu như nhu cầu tích trữ đầu tư vẫn cao, điều này thúc đẩy các đơn vị khai thác/tái chế đẩy mạnh đầu ra của mình. Nhưng trong các quý gần đây chúng ta thấy múc cung Vàng tăng vượt mức và có phần thừa mứa trên thị trường. Mức trung bình 4 quý cho thấy nguồn cung Vàng hiện vượt quá tổng nhu cầu tiêu thụ kim loại này. Một làn gió mới đã quét qua thị trường từ cuối năm 2021 khi nhu cầu tiêu thụ vàng tăng trở lại, nhưng lại không có biến động sớm nào đến giá Vàng, nghĩa là cú đảo chiều xuống sắp tới của Vàng sẽ không nghiêm trọng. Ngoài ra nếu như tình trạng thừa cung tiếp tục bị xóa nhòa thì sẽ có tác động tích cực lên giá vàng như trong giai đoạn 2009-2011 và 2017-2018.
Giảm dư cung trên thị trường Vàng có thể là tín hiệu quan trọng với người mua, cộng thêm các số liệu thống kê về các bước di chuyển của giá Vàng sau đợt tăng lãi suất đầu tiên.
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này.
Dự đoán giá vàng cuối năm 2022 – cái nào đang chiếm ưu thế? Các ngân hàng trung ương gần như thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thị trường tài chính trong suốt 20 năm qua bằng cách sử dụng các chính sách tiền tệ một cách khác thường. Nói trắng ra, FED và các ngân hàng trung ương châu Âu, Anh Quốc và Nhật Bản đã thổi một lượng khổng lồ tiền giấy ngày một mất giá vào thị trường, với mục tiêu sau cùng để giảm lãi suất. Mức mở rộng trung bình bảng cân đối kế toán của 4 đại ngân hàng trung ương là vào khoảng 13% mỗi năm. Vào năm ngoái đã giảm nhẹ xuống còn 10%, nhưng tình hình năm 2022 có thể sẽ không có nhiều khác biệt đáng kể nếu tính đến bảng cân đối kế toán gần đây đến từ Cục dự trữ liên bang Mỹ. Theo kết quả từ các năm trước, việc chậm rãi mở rộng bảng cân đối kế toán đã không đem lại lợi ích gì cho giới đầu tư trên thị trường Vàng.
Đồng thời, cũng cần nhìn vào lượng vàng vật chất được tung vào thị trường. Nếu nguồn cung dồi dào (so với lượng tiền giấy đang lưu hành) thì giá Vàng nhìn chung không đặc biệt hơn các chủng kim loại công nghiệp khác. Trong hiện tại, mức tăng cung trung bình trong dài hạn của Vàng đạt khoảng 2.5% mỗi năm, hiện đang giảm dần vì số lượng quặng vàng giảm liên tục. Nguồn cung cũng giảm ngay cả khi ngành công nghiệp tái chế đang bùng nổ và sự hồi phục của ngành khai thác sau dịch bệnh, sự việc này sau cùng sẽ giúp đẩy giá vàng lên khi mà trữ lượng Vàng có thể khai thác mới ngày một ít đi và chi phí khai thác tăng lên.
Nguồn cung vàng hàng năm đang giảm dần và hiện đã rớt xuống dưới mức tăng trưởng trung bình tại 2.5%.
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này.
Đợt tăng lãi suất đầu tiên ở Hoa Kỳ có thể sẽ diễn ra vào tháng 3 năm nay do lạm phát cao và thị trường lao động hồi phục mạnh. Xét trong quá khứ, giá vàng thường sẽ chạm đáy ngay trước khi khi lãi suất tăng và sẽ vọt lên ngay sau đợt tăng lãi suất và đạt đỉnh điểm từ 6-12 tháng sau lần tăng lãi suất đầu tiên.
Giá Vàng tăng mạnh trong 6 tháng kể từ đợt tăng lãi suất gần nhất. Nếu chúng ta bắt đầu phân tích các biến động của giá vàng so với đợt tăng lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 3 tới thì có thể thấy rằng giá Vàng đang suy yếu trong thời điểm hiện tại.
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này..
Giá Vàng đã tăng trung bình khoảng 10% trong 6 tháng kể từ đợt tăng lãi suất gần nhất (Theo số liệu từ 7 chu kỳ tăng lãi suất gần nhất tại Hoa Kỳ).
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này.
Vậy vì sao giá Vàng lại tăng mạnh sau điều chỉnh lãi suất khi mà các sản phẩm hàng hóa khác lại có kết quả tiêu cực? Mấu chốt nằm ở việc giới đầu tư chấp nhận rủi ro và chốt lời từ các lệnh Sell. Hơn nữa, ngay từ các động thái đầu tiên, giới đầu tư đã chuẩn bị cho một cú suy thoái kinh tế tiềm tàng và càng chi mạnh tay cho các tài sản trú ẩn an toàn (như Vàng).
Thị trường kỳ vọng lần tăng lãi suất này của Hoa Kỳ sẽ có tổng cộng 5 đợt diễn ra trong năm nay. Chỉ báo đường cong dự báo màu xám cho thấy giá vàng có xu hướng nhắm tới các ngưỡng kháng cự 1800$ và 1850$ trong vòng năm 2022 nhưng đường kỳ vọng trung bình của thị trường (màu vàng) cho thấy kết quả không khả quan và có xu hướng giảm khá rõ rệt. Điều đáng chú ý là trong chu kỳ tăng lãi suất trước đó, giá Vàng tăng trong thời gian đầu, nhưng lâm vào trạng thái giao động tại chỗ cho đến năm 2018. Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết rằng già vàng cũng sẽ hoạt
động tương tự trong các tháng sắp tới, tất nhiên vẫn sẽ phải dè chừng đến các yếu tố khác như tốc độ hồi phục kinh tế quốc tế, tình hình thị trường chứng khoán, tiền điện tử, và các các chính sách kinh tế có thể được tung ra bất ngờ nữa.
Thị trường dự đoán 5 đợt tăng lãi suất trong năm nay nhưng chỉ báo kỳ vọng của thị trường lại cho rằng giá Vàng sẽ giảm. Vẫn phải nhận định rằng trong quá khứ, giá vàng thường sẽ vọt lên ngay sau đợt tăng lãi suất đầu tiên, và các bước đi sau đó sẽ phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế chính trị của thế giới.
Các hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết dự đoán được kết quả trong tương lai, bạn cần tự chịu trách nhiệm trước bất kỳ các hoạt động được thực hiện dựa trên các thông tin này.
Nếu Vàng tiếp tục chịu áp lực của bên bán cho đến khi đợt tăng lãi suất đầu tiên được vận hành, chúng ta có thể dự đoán rằng Fed cũng sẽ phản ứng tương tự như trong quá khứ. Nhưng phải cẩn trọng khi mà trong pha đầu tiên, giá Vàng chỉ tăng ở một mức khiêm tốn và chỉ thực sự đạt đỉnh từ 6 đến 12 tháng sau đó (như trong năm 2015). Tất cả vẫn sẽ phụ thuộc vào diễn biến của tình hình kinh tế và chính trị thế giới.
Bối cảnh mà được cho rằng khả thi nhất đó là FED sẽ hành xử tương tự như trong năm 2018. Đây là thời điểm mà các ngân hàng trung ương bắt đầu cắt giảm lãi suất khá nhanh và đưa ra đồng thời các chương trình QE. Nhưng một lần nữa vẫn cần nhấn mạnh về tầm quan trọng của diễn biến kinh tế toàn cầu cũng như mức độ lạm phát trong thời gian sắp tới.
Dự đoán giá vàng cuối năm 2022 trên đây hy vọng hữu ích với bạn.
Doji: mô hình nến Nhật phản ánh sự do dự trên thị trường chứng khoán,…
DCA: Không phải lúc nào cũng là một ý kiến hay Thường được giới thiệu…
Giao dịch dễ dàng, khảo cổ học đồ họa hay toán học tài tình? Trước…
Throwbacks và pullbacks trong Forex là gì? Throwbacks và ngược lại là pullbacks, là hai…
Có hàng tá chiến lược Breakout - đột phá có sẵn cho các nhà giao…
Gap là gì? Gap là gì? Gap là sự phá vỡ giá mạnh mà không…